Gạch bê tông - Vật liệu xanh cho các công trình

Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Trong khi đó, các công trình xây dựng vẫn ngày ngày được xây nên. Đứng trước tình trạng đó, gạch bê tông ra đời như một giải pháp thiết yếu để bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu xây dựng một cách hiệu quả. Vậy bạn đã biết thông tin gì về loại gạch này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Gạch bê tông hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như gạch block hay gạch bê tông cốt liệu, là dòng gạch không nung. Thường được sử dụng để xây cầu, cống, hàng rào, hoặc xây nhà và những công trình lớn. Được sản xuất chủ yếu từ tro bay, mạt đá, tro xỉ và liên kết bằng xi măng (khoảng 6-10%) và được kết dính nhờ lực ép và lực rung để tăng độ cứng cho gạch chứ không dùng nhiệt để nung nóng như các loại gạch thông thường. Qua nhiều công đoạn sản xuất thì gạch bê tông cốt liệu có kết cấu vững chắc theo nguyên lý hình thành bê tông.

Gạch bê tông được ví như vật liệu xanh, là sản phẩm được chính phủ khuyến khích sử dụng nhằm bảo vệ môi trường. Nó ngày càng được giới xây dựng và các nhà đầu tư ưa chuộng không chỉ bởi mang lại lợi ích cho môi trường sống mà còn bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trong đó, gạch bê tông nhẹ (gạch không nung) là một loại vật liệu mới đang được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhất là các công trình cao tầng như tòa tháp văn phòng, chung cư như hiện nay.

Ưu điểm và nhược điểm của gạch bê tông

Tương tự như các loại gạch khác, dòng gạch này có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm không thể phủ nhận.

Ưu điểm

Gạch không nung được ví như vật liệu xanh trong ngành xây dựng nhờ những ưu điểm vượt trội dưới đây:

  •  Quy trình sản xuất không nung nên không tốn nhiều nhiên liệu và giảm khả năng gây ô nhiễm môi trường.
  • Nguyên liệu sản xuất dòng gạch này dễ tìm, giá thành sản xuất thấp.
  •  Có khối lượng khá nhẹ, cường độ chịu lực tốt và chịu nhiệt tốt hơn gạch nung thông thường.
  •  Gạch block còn có khả năng chống ẩm, chống cháy và khả năng cách âm tốt.
  • Sử dụng loại gạch này sẽ rút ngắn thời gian xây dựng và tiết kiệm vữa xây, từ đó cũng tiết kiệm được chi phí xây dựng, giảm được phần nào gánh nặng chi phí cho các nhà thầu.
  • Là sản phẩm được khuyến khích đưa vào trong xây dựng theo quyết định số 567/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ cho thấy gạch bê tông đang góp phần tiến tới thay thế hoàn toàn gạch nung và sẽ hình thành thói quen vững chắc trong cuộc sống tiêu dùng của người dân.
  • Dòng gạch này có kích thước vừa phải nên thuận tiện cho việc xây dựng, cường độ nén của gạch đạt mức cao (thông thường là > 75kg/cm2) nên được sử dụng để xây nhà ở, nhà cao tầng, bảo tàng, sân vận động, resort và rất nhiều dạng công trình khác. Một số công trình nổi bật được thi công từ loại gạch này như: tòa nhà Keangnam, khách sạn Horizon, sân VĐ Mỹ Đình, cảng chùa vẽ v.v…
  • Nhờ những ưu điểm kể trên mà gạch bê tông được sử dụng rộng rãi trong việc thi công các công trình đòi hỏi độ bền cao như cao ốc, cầu cống, chung cư, tòa văn phòng cao tầng,...

Nhược điểm

 Nhưng bên cạnh đó, nó vẫn tồn tại một số khuyết điểm như:

  •  Một số loại gạch bê tông có cường độ chịu lực thấp (đạt 35 – 75kg/m3) nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ và cân nhắc trước khi mua.
  •  Khả năng chống nước của dòng gạch này cũng khá kém (đạt 30% - 40%) so với các loại gạch nung thông thường.
  •  Khi thi công phải sử dụng loại vữa chuyên dụng chứ không phải các loại vữa thông thường khác để bảo đảm độ kết dính giữa các viên gạch với nhau.
  • Các loại gạch đặc thường có khối lượng nặng hơn một chút so với các loại gạch tuynel cùng dạng kích cỡ, riêng gạch lỗ rỗng khi thi công sẽ sẽ khó hơn nên chủ đầu tư trong quá trình đầu tư cần hết sức lưu ý trước khi lựa chọn nhà cung cấp.
  • Mẫu mã xấu, kích thước phổ thông, không được linh động như các loại gạch khác.

Đã thêm vào giỏ hàng